HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

  • PHÂN LOẠI ĐÀN GUITAR

PHÂN LOẠI ĐÀN GUITAR

Thông tin tóm tắt

Theo dòng phát triển của thời gian, cùng với những biến đổi tất yếu của xã hội, tư tưởng, ý thức của con người mà cây đàn ghita cũng có những cải biến đáng kể.

  • Thông tin chi tiết

PHÂN LOẠI ĐÀN GUITAR

Theo dòng phát triển của thời gian, cùng với những biến đổi tất yếu của xã hội, tư tưởng, ý thức của con người mà cây đàn ghita cũng có những cải biến đáng kể.

 

Xét theo dòng nhạc, ghi-ta được phân chia thành 2 dòng chính thống: ghita cổ điển và ghita nhạc nhẹ. Ghita cổ điển thường là đàn gỗ, có 6 dây, đôi khi được thiết kế thành 12 dây. Trong nhạc nhẹ, có nhiều thể loại phong phú hơn nên người ta cũng đồng thời chia ghita thành các dòng như ghita flamenco, jazz hay rock.

 

Xét về cấu tạo, đàn ghi-ta được chia thành ghi-ta điện, ghi-ta Hawaii, ghi-ta phím lõm, ghi-ta đệm (bass), ghi-ta hai cần, ghi-ta 4 dây, 7 dây, 12 dây. Nhưng thông thường ghi-ta được chia làm 2 nhóm lớn: ghi-ta thùng (acoustic guitar) và ghi-ta điện (electric guitar).

 

Ghi-ta thùng (acoustic guitar)

Ghi-ta thùng đã thâm nhập vào rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Bên cạnh vai trò là những nhà solo tuyệt vời, acoustic cũng đã hòa nhập rất hài hòa với các dụng cụ âm nhạc khác.

 

Ghi-ta thùng về cơ bản là nhạc cụ không dùng điện, khối lượng nhẹ, thường được làm chủ yếu từ gỗ, dễ mang theo khi di chuyển. Dây đàn được làm chủ yếu từ dây sắt hoặc dây nilon. Trái với Ghi-ta điện, cây đàn ghi-ta thùng không sử dụng một thiết bị tăng âm nào gắn vào cây đàn, trái lại nó sử dụng một miếng gỗ tăng âm gắn vào phía trước thân đàn. Vì vậy, so với các nhạc cụ khác trong một dàn nhạc giao hưởng, âm thanh của cây ghi-ta thùng thường nhỏ hơn và vi vậy khi ghi-ta được chơi chung trong các dàn nhạc, nó thường được gắn thêm các bộ phận cảm ứng từ dùng để khuếch đại âm thanh (gọi là pick-up). Các ghi-ta thùng hiện nay sử dụng rất nhiều loại pick-up khác nhau để các nhạc công có thể dễ dàng điều chỉnh âm lượng của ghi-ta.

 

Đàn ghi-ta thùng có khả năng trình diễn ở nhiều thể loại nhạc khác nhau từ nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc jazz cho đến flamenco với tính biểu cảm tuyệt vời.

 

Ghi-ta thùng thường có:

 

Phím đàn hẹp hơn ghita cổ điển

 

Thùng đàn hơi mỏng hơn cổ điển, phía trên thường có một miếng hình khuyết để trang trí và tránh làm xướt thùng đàn khi đánh miếng gảy

 

Một số cây, ở mặt bên trên của thùng đàn còn có chỗ để móc dây thiết kế sẵn để móc dây đeo vào đứng đánh

 

Ta có thể chia ghi-ta thùng ra thành nhiều nhóm lớn: ghi-ta cổ điển và ghi-ta flamenco; ghi-ta dây thép với phần đầu phẳng (còn gọi là ghi-ta dân gian – folk guitar); ghi-ta 12 dây; ghi-ta đầu vòm. Ghi-ta thùng còn bao hàm một số loại ghi-ta không gắn các bộ phận tăng âm và dùng trong một số trường hợp như loại ghi-ta thùng để đánh đệm trong các ban nhạc, chúng có cùng tông với loại ghi-ta điện cùng dùng để đánh đệm.

 

Một số biến thể của ghi-ta thùng:

 

Phiên bản đầu tiên của ghi-ta thùng là cây đàn ghita cổ điển (classical guitar)

 

Đàn dây kim loại: được tạo vào khoảng thế kỉ 19. So với dây đàn của ghi-ta cổ điển, điểm khác biệt lớn nhất là nó được căng dây kim loại và đôi khi thùng đàn to hơn. Cùng với ghi-ta điện (electric guitar), nó đã trở thành một nhạc cụ cốt lõi trong nhạc pop.

 

Ghita cộng hưởng (resonator guitar): có thân đàn thường được làm từ kim loại. Cách làm này giúp nâng cao âm thanh để chơi trong dàn nhạc giao hưởng và thính phòng. Nó ra đời ở vùng trung tâm phía Bắc Mĩ vào khoảng thập niên 1920 và thập niên 1930.

 

Đàn 12 dây: có số dây đàn là 12, gấp đôi một cây đàn bình thường. Cứ mỗi cặp 2 dây sẽ thể hiện một cao độ. Với cây đàn này một nghệ sĩ có thể thể hiện như 2 người đang cùng chơi. Do tính chất 2 dây/1 cao độ, tính cộng hưởng là rất cao nên có ảnh hưởng rất rõ ràng và tích cực tới người nghe.

 

Ghi-ta Torres: được coi là bậc tiền bối trong dòng ghita thùng hiện đại. Nó có thân đàn to hơn một chút và rất giống cây đàn ghi-ta cổ điển.

 

Ngoài ra, ở Việt Nam thì quen chơi đàn thùng. Đàn thùng thì cũng tương tự như đàn cổ điển, có cái thân rỗng và có lỗ âm thanh. Dây thì thường là sắt bao đồng, dây cứng hơn loại nylon, và dây đàn được giữ trên mình đàn bằng sáu cái chốt nhựa hoặc kim loại, chứ không cột lại như đàn nylon.

 

Ghi-ta Ba-rốc (Baroque) và ghi-ta Phục Hưng (Renaissance)

Tiền thân của ghi-ta hiện đại. So với ghi-ta cổ điển, nó nhỏ và thanh tú hơn, và âm thanh phát ra cũng nhỏ hơn. Nó có dây đạt thành cặp như ghi-ta 12 dây, nhưng chỉ có 3-4 cặp, khác với ghi-ta 12 dây có 6 cặp ứng với đủ 12 dây. Ghi-ta Ba-rốc được dùng để đánh đệm cũng như đánh đơn, và thường được thấy trong các buổi biểu diễn âm nhạc vào thời kỳ sớm của lịch sử âm nhạc (500-1760 CN) (Instrucción de Música sobre la Guitarra Española của Gaspar Sanz xuất bản vào năm 1674 bao gồm rất nhiều bài ghi-ta đánh đơn trong thời kỳ đó). Trong khi ghi-ta Ba-rốc có thân đàng phẳng thì ghi-ta Phục Hưng được trang trí rất cầu kỳ với những lớp gổ và ngà voi trang trí trên khắp thân và cổ đàn, và một paper-cutout inverted “bánh cưới” phía trong lỗ thân đàn.

 

Ghi-ta cổ điển (Classical guitar)

Nhạc cụ này được chế tạo từ một bản thiết kế vào khoảng 150 năm trước đây. Nó là loại đàn ghi-ta thùng có 6 dây (thường làm bằng nilon), âm thanh phát ra nghe êm dịu. Nhạc cụ này có thể được dùng trong rất nhiều loại thể loại nhạc khác nhau: từ nhạc Tây Ban nha, folk, jazz cho tới nhạc độc tấu và hòa tấu và thường được chơi khi nhạc công ngồi tại một vị trí cố định.

 

Ghi-ta cổ điển thuộc bộ dây, âm vực rộng khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ nhiều loại gỗ khác nhau, có chiều dài xấp xỉ 1 m. Nhạc cụ này phát triển từ thời Trung cổ. Thời kỳ đầu, nó xuất hiện ở Tây Ban Nha và Ý, giai đoạn ấy nó có hình dáng nhỏ gọn hơn loại Ghi-ta cổ điển ngày nay.

 

Hiện nay, các loại ghi-ta cổ điển sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng Niibori Guitar được phân loại như sau:

 

Ghi-ta sopranino hay ghi-ta piccolo, với quãng tám và quãng năm cao hơn bình thường một chút.

 

Ghi-ta soprano, với quãng tám cao hơn bình thường.

 

Ghi-ta alto, với quãng năm cao hơn bình thường.

 

Ghi-ta chính (ghi-ta cổ điển nguyên mẫu).

 

Ghi-ta đệm Niibori, với quãng bốn thấp hơn bình thường. Niibori thường chỉ đơn giản gọi đó là “ghi-ta đệm”, mặc dù ghi-ta đệm của Niibori khác với các loại ghi-ta đệm thông thường.

 

Đại hồ cầm, với quãng tám thấp hơn bình thường.

 

Ghi-ta 12 dây

Là loại đàn ghi-ta có 12 dây, nhiều gấp đôi số lượng dây của loại ghita thùng chuẩn mực. Nói cách khác, nó là loại ghi-ta có 6 cặp dây dựa theo loại ghi-ta thông thường: cặp dây số 1 là nốt Mi; cặp số 2 là nốt Si; cặp số 3 là nốt Sol; cặp số 4 là nốt Rê; cặp số 5 là nốt La và cặp số 6 là nốt Mi (thấp hơn nốt Mi của cặp dây số 1 đúng 2 quãng tám).

 

Ghi-ta 12 dây thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ gỗ, kim loại và plastic. Đầu thế kỷ 19, người ta đã gắn thêm volume để nhạc cụ này tăng thêm cường độ âm thanh. Trong ban nhạc, nhiệm vụ của ghi-ta 12 dây là đệm hợp âm giữ nhịp. Nó phát ra âm thanh khá “chói tai” như thể có 2 cây ghi-ta cùng được sử dụng một lúc.

 

Ghi-ta Torres

Nhạc cụ này là kẻ tiền nhiệm của loại ghita thùng hiện đại. Nó có những thiết bị tăng âm nằm trong khuôn đúc hình nan quạt ở cạnh dưới của mặt thân đàn. Những thiết bị này giúp âm thanh phát ra lớn hơn.

 

Ghita Torres thuộc bộ dây, âm vực rộng 3,5 quãng tám, tổng chiều dài 81cm. Thân đàn bằng gỗ với 6 dây ruột mèo (gut). Trước năm 1852, nghệ nhân Tây Ban Nha Antonio de Torres Jurrado đã chế tạo ra nhạc cụ này, do đó nó được đặt tên là Torres guitar, một loại nhạc cụ đã trở thành chuẩn mực cho loại classical guitar hiện đại. Ghita Torres lớn hơn những loại ghita trước đấy, đặc biệt là ở phần thân đàn. Về sau, người ta đã tái cấu trúc phần bên trong thân đàn để âm thanh vang lớn hơn nữa.

 

Ghi-ta Hawaii

Ghita Hawaii có 6 dây nhưng không có phím. Người chơi dùng một thanh (khối) kim loại (bằng đồng, thép không rỉ…) ở tay trái chặn trên cần đàn để tạo nên các phím. Độ dài ngắn của đoạn dây đàn bị chặn sẽ tạo ra các nốt. Ghita Hawaii chơi rất nhiều bồi âm, có rất nhiều bồi âm vì độ dài dây đàn có thể thay ổi được, và các bồi âm ấy du dương hơn tiếng ghita thông thường.

 

Tay phải để gẩy có 1 bộ 4 móng (tương tự móng của người chơi đàn tranh) lắp vào 4 ngón: cái, trỏ, giữa, nhẫn.

 

Dây của ghita Hawaii là dây trơn, không có vỏ bọc cả 6 dây. 6 dây này cũng không được lên theo các nốt mi, la, rê, sol, si, mi như đàn ghita Tây Ban Nha.

 

Người chơi khi diễn tấu thì đặt đàn trên đùi. (Gần giống tư thế của những người chơi đàn tranh hoặc đàn tam thập lục).

 

Ở Việt Nam, nghệ sỹ chơi ghita Hawaii nổi tiếng là Đoàn Chuẩn, Từ Linh.

 

Ghi-ta thép pêđan (Pedal steel guitar)

Đây cũng là một loại với ghita Hawaii. Nhạc cụ này không có thân đàn, nhưng lại có 2 cần đàn (mỗi cần 10 dây) được đóng khung trên một bàn phím. Ghita thép pêđan là loại đàn có nhiều bàn đạp để chỉnh độ cao của các dây. Để tạo ra những nốt riêng lẻ và các hợp âm, người ta khảy dây và dùng một thanh thép hoặc một ống lướt nhẹ dọc theo chiều dài của dây.

 

Ghi-ta thép pêđan có âm vực rộng 6 quãng tám, thân đàn và chân thẳng đứng bằng gỗ hoặc kim loại. Nhạc cụ này cao 23cm, dài từ 71 đến 91cm. Vào khoảng năm 1830, người ta mang loại đàn này từ Mexico đến Hawaii, thế rồi nhạc cụ này phát triển mạnh và trở thành vật đặc trưng của cư dân đảo Hawaii từ thập niên 1940. Joseph Kekuku (nghệ sĩ Hawaii) là người đầu tiên đã dùng một vật gì đó lướt dọc theo chiều dài của dây trong lúc khảy đàn để tạo ra âm thanh “nhão”. Sau đó, người ta mới sử dụng một thanh thép hoặc một ống để thay thế dụng cụ này.

 

Một trong những kỹ thuật phổ biến khi chơi Ghi-ta thép pêđan là sử dụng các bàn đạp và đòn bẩy đầu gối để thay đổi độ cao thấp, tạo ra những âm thanh luyến láy.

 

Ghi-ta điện đầu vòm

Là loại đàn ghi-ta đầu vòm truyền thống đã được cải tiến vào cuối thập niên 1930. Ghita điện đầu vòm thuộc bộ dây, có âm vực rộng trên 3 quãng tám, thân đàn làm bằng gỗ với 6 dây đàn kim loại. Nhạc cụ này rất thông dụng đối với những nhạc sĩ chơi nhạc Jazz. Trong thập niên 1940, ghita điện đầu vòm được cải tiến khá nhiều, kết hợp thêm một cutaway, những bộ cảm ứng âm thanh và một công tắc chọn độ rung âm thanh (selector switch). Loại đàn này phát ra tiếng êm dịu và ấm. Nếu gắn thêm những thiết bị đện tử khác, người ta có thể chơi những nốt riêng lẻ hay tạo thành giai điệu hoặc độc tấu.

 

Ghita điện đầu vòm là nhạc cụ gợi ý cho sự phát triển loại ghita điện tử có thân đàn rắn đặc ngày nay.

 

Ghita phím lõm

Lục huyền cầm hay ghi-ta Việt Nam, ghita phím lõm, ghi-ta vọng cổ hoặc ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn ghi-ta (guitare espagnole moderne) do các nghệ sỹ cải lương Việt Nam sáng tạo ra. Từ cây đàn guitar 6 dây ban đầu, người ta khoét các phím lõm xuống chừng 1 cm, hình bán nguyệt nhằm tạo ra âm thanh khác biệt, tạo độ ngân rung đặc trưng của ca vọng cổ.

 

Khi dùng chơi nhạc cổ, guitar phím lõm không dùng dây 6.

 

Dây đàn được lên theo âm giai ngũ cung (pentatonic).

 

Guitar phím lõm được chủ yếu chơi trong dàn nhạc của cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ.

PHÂN LOẠI ĐÀN GUITAR

 

Guitar điện, về cấu tạo cơ bản, vẫn giống guitar cổ điển. Gồm 3 phần chính: đầu (machine head), cần (neck) và thân (body).

 

Điểm khác biệt chủ yếu của guitar điện nằm ở phần thân đàn. Ghita điện có thân đàn đặc và phẳng. Vì không có thân đàn rỗng, ghita điện được khuếch âm bằng những bộ phận cảm ứng từ (pick-up) nối với các cuộn cảm ứng quấn quanh các lõi (bobbin) đặt chìm trong thân đàn. Mỗi cây guitar điện có thể có từ 1 đến 3 pick-up. Trên thân đàn còn có 2 núm điều chỉnh âm lượng và âm sắc (tone) và lỗ để cắm dây dẫn (jack) đến ampli. So với đàn gỗ, dây đàn điện có khuynh hướng mỏng và dẻo hơn.

 

Ngoài ra, cần của ghita điện thường có 22-24 có thể lên đến 28 ngăn, khuynh hướng thường nhỏ dần từ đầu đàn đến thân đàn.

 

Ghita điện thuộc bộ dây, âm vực thấp hơn hoặc bằng 4 quãng tám. Nó là sản phẩm tổng hợp từ gỗ, kim loại và plastic. Chiều dài của đàn từ 97 cm đến 102 cm.

 

Ở Mỹ, người ta đã nhiều lần thử nghiệm nhạc cụ này từ thập niên 1920 đến thập niên 1930. Ban đầu, nó là một ghita thùng gắn bộ khuếch âm ở thân đàn. Đến đầu thập niên 1950, Paul Bigsby và sau đó là Leo Fender đã cải tiến thành đàn ghita rắn đặc với hình dạng như ngày nay ta thường thấy.

 

Ghita điện thường được diễn tấu chủ yếu theo phong cách nhạc nhẹ. Tùy vào từng thể loại, từng dòng nhạc mà guitar điện được chế tạo theo những nét riêng biệt một cách phù hợp nhất.

 

Với người chơi jazz, blues, cây ghi-ta có 3 pick-ups đơn (single-coiled pick-ups) tạo ra âm sắc lạnh và “leng keng” rất được ưa chuộng. Còn với những người chơi nhạc rock, cây ghi-ta có 2 pick-ups kép (humbuckle tone) tạo nên âm sắc trầm ấm, dày dặn co tính kim loai đặc trưng luôn là lựa chọn số 1.

 

Ghi-ta điện Les Paul

Nhạc cụ này xuất hiện vào năm 1952. Người ta đã lấy tên của Les Paul, một nhạc công ghi-ta nổi tiếng cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, để đặt tên cho loại đàn này. Những mẫu thiết kế đầu tiên của nhạc cụ này do hãng Gibson sản xuất vào đầu thập niên 1950. Tuy nhiên, trong thời kỳ ấy, nhạc cụ này chưa được phổ biến rộng rãi nên ít người mua, vì thế hãng Gibson tạm ngưng sản xuất vào năm 1960. Đến giữa thập niên 1960, nhờ sự chuyển động mạnh của dòng nhạc pop rock nên nhạc cụ này được phục hồi và trở nên chuẩn mực cho tới ngày nay.

 

Ghi-ta điện Les Paul thuộc bộ dây, âm vực rộng trên 5 quãng tám, làm từ gỗ và có 6 dây đàn bằng kim loại. Nhạc cụ này dài từ 97 đến 102 cm.

 

Ghi-ta cộng hưởng (resonator, resophobic hay dobro)

Là loại đàn ghi-ta thùng có những đĩa nhôm hình nón gắn bên trong thân đàn để khuếch đại âm thanh. Nhạc cụ này phát ra âm thanh đủ lớn để nghe trong những buổi hòa nhạc trực tiếp mà không cần máy khuếch âm (ampli). Ghi-ta cộng hưởng và những loại đàn có gắn thiết bị khuếch âm khác như Dobros và Naitionals xuất hiện lần đầu tiên trong thập niên 1930. Người ta sử dụng các nhạc cụ này trong những ban nhạc khiêu vũ, nhạc Jazz và Blue.

 

Loại đàn này thuộc bộ dây, âm vực rộng 3 quãng tám. Thân đàn làm bằng gỗ, plastic hoặc kim loại. Chiều dài của nhạc cụ này từ 1,02 đến 1,07 m.

 

Ghi-ta đệm

Ghi-ta đệm có nguồn gốc từ cây đàn Đại hồ cầm, chịu trách nhiệm bè trầm, nối kết giữa trống và ghi-ta lại với nhau tạo nên một hoà âm hoàn chỉnh.

 

Dựa trên hình mẫu của cây Ghi-ta điện, người ta bắt đầu tạo ra cây Ghi-ta đệm gồm 4 dây (E, A, D, G) bằng kim loại, cần đàn được chia thành các ngăn (từ 22-24 ngăn) với thùng đàn đặc và bộ phận khuyếch âm. Đến năm 1967 thì cây Ghi-ta đệm 5 dây và 6 dây cũng ra đời và, cho đến nay, đã có loại Ghi-ta đệm 7 dây. Tuy nhiên về cấu tạo thì hầu như không có gì thay đổi nữa. Đệm điện cũng sử dụng nhứng đồ nghề giống như Ghi-ta điện.

 

Ghi-ta đệm có âm vực thấp hơn ghi-ta điện. Nhạc cụ này có hai vai trò quan trọng trong dàn nhạc: phát ra những nốt trầm để hỗ trợ giai điệu chính, và cùng với trống, nó giữ nhịp để giúp những nhạc cụ khác chơi đúng nhịp điệu chung của ban nhạc.

 

Ghi-ta đệm thuộc bộ dây, âm vực rộng 3 quãng tám. Nhạc cụ này có chiều dài 1,1 m, được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp như gỗ, kim loại và plastic. Ghi-ta đệm do Leo Fender thiết kế lần đầu vào năm 1951. Người ta có thể tạo ra những âm thanh khác nhau cho từng nốt trên nhạc cụ này bằng cách sử dụng hệ thống khuếch âm (ampli), fuzz box, hệ thống gây tiếng vọng (echo) và nhiều loại thiết bị nhỏ khác.

 

Ngày nay, cây Ghi-ta đệm 4 dây xuất hiện phổ biến ở các dòng nhạc jazz, blues, rock và bán cổ điển.

 

Ghi-ta đệm Streinberger

Ghi-ta đệm Streinberger (fretless bass guitar) xuất hiện từ thập niên 1970, được sử dụng rộng rãi như loại đàn đại hồ cầm truyền thống. Nhạc cụ này cho phép bạn lướt nhẹ qua các nốt để thay đổi độ cao thấp của âm thanh. Ghita đệm không ngăn phím phát ra âm thanh phong phú, rất thông dụng với những nhạc công chơi thể loại jazz và rock fusion.

 

Đây là nhạc cụ thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ gỗ, kim loại và plastic. Chiều dài của nó từ 1,1 đến 1,2 m.

 

Về cơ bản, Ghi-ta đệm Streinberger được thiết kế khác biệt so với bất kỳ loại guitar nào. Thân đàn thường được làm bằng plastic dầy, rắn chắn hơn gỗ của loại đàn bass truyền thống. Nó phát ra âm thanh thô cứng, rõ ràng. Thân đàn rỗng và nhỏ, chứa những thiết bị điện tử mà ampli và bộ khuếch âm cho phép tạo ra nhiều loại âm thanh khác nhau.

 

Ghi-ta đệm Streinberger thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám. Để chế tạo nhạc cụ này, người ta sử dụng nhựa aboxit gia cố với carbon và sợi thủy ngân (một loại than chì). Đây là những chất liệu mới nhất mà Ned Steinberger dùng để chế tạo nhạc cụ này vào đầu thập niên 1980. Theo các chuyên gia, loại than chì để làm đàn này đặc gấp 2 lần và cứng hơn 10 lần so với gỗ và lại bền và nhẹ hơn thép.

 

TƯ VẤN HỌC ĐÀN GUITAR: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)

NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com           - info@giasutainangtre.vn

Website: http://hocguitar.vn

  • Thông tin cùng loại