HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

  • HỢP ÂM 7 VÀ CÁCH SỬ DỤNG

HỢP ÂM 7 VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Thông tin tóm tắt

Đa số những người mới học đàn guitar đều rất ít khi biết đến các hợp âm phức tạp. Bởi vì có thể nói những hợp âm cơ bản đã chiếm đến khá nhiều những bài hát quen thuộc.

  • Thông tin chi tiết

HỢP ÂM 7 VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Đa số những người mới học đàn guitar đều rất ít khi biết đến các hợp âm phức tạp. Bởi vì có thể nói những hợp âm cơ bản đã chiếm đến khá nhiều những bài hát quen thuộc.

 

Tuy nhiên bạn sẽ có lúc gặp đến những bản nhạc có chứa các hợp âm có số 7. Vậy bạn biết tại sao lại có những hợp âm như vậy và  có cần thiết để biết đến các hợp âm 7 không?

 

Tuy không thực sự phổ biến và được sử dụng nhiều trong đệm hát cũng như đánh solo nhưng hợp âm 7 rất quan trọng trong quá trình dò GAM cho bài hát và đoạn nhạc.

 

Trong những bài trước các bạn đã biết dùng luật 1-4-5 tìm 6 hợp âm căn bản để đệm các bài nhạc Việt phổ thông.  Với một bài nhạc ở cung (chủ âm) Do trưởng (C) thì 6 hợp âm này là C, F, G , Am, Dm, E .  Ðây là những hợp âm được tạo bởi 3 nốt ở bậc 1,3,5 ( hợp âm C gồm có Do, Mi, Sol,  hợp âm F có Fa, La, Do v.v…) .Nay nếu thêm 1 nốt ở bậc 7 thì ta sẽ có 1 hợp âm tạo bởi 4 nốt, thí dụ G7 gồm Sol, Si, Re, Fa .

 

HỢP ÂM 7 VÀ CÁCH SỬ DỤNG

 

 

Tính chất của hợp âm 7 này ra sao và khi nào thì ta nên mang ra dùng trong bài nhạc?   Nghe một hợp âm 7, ta sẽ có cảm giác không thuận tai, dường như có một cái gì không ổn, cần phải “giải quyết” bằng cách ngay sau đó trở về chủ âm thì mới êm tai.

 

 

 

1. Sử dụng hợp âm 7:

 

 

Ðể đệm các bản nhạc Việt thì các bạn chỉ cần dùng hợp âm 7 tạo ở bậc 5 của âm giai.  Thí dụ trong bộ 6 hợp âm dùng để đệm các bài nhạc cung Do trưởng (hay La thứ), thì chỉ có 2 hợp âm có thể chuyển qua hợp âm 7 là Sol7 ( hợp âm tạo ở bậc 5 của âm giai Do trưởng) và E7 (hợp âm tạo ở bậc 5 của âm giai La thứ).

 

 

 

Như thế thì trong túi bửu bối để đệm nhạc của bạn trước đây có 6 hợp âm, nay sẽ có 8 hợp âm.  Với một bài nhạc cung Do trưởng (hay La thứ) nay sẽ có C, F, G, G7 và Am, Dm, E, E7.

 

 

Hợp âm 7 thường được sử dụng để chơi nhạc Jazz. Biểu đồ dưới đây để minh họa cho các hợp âm:

(ảnh)

 

 

 

Đồng thời nó cũng được sử dụng trong nhạc Blues. Nói chung với hợp âm 7, tạm thời bạn chỉ cần nhớ 3 điểm sau đây:

 

 

 

-     Chỉ dùng hợp âm 7 cho những hợp âm ở bậc 5

 

 

-       Sau khi dùng hợp âm 7 (ở bậc 5) thì chuyển về chủ âm.  Thí dụ trong 1 bài nhạc ở cung C, sau khi dùng G7 thì chuyển về C  ( hoặc sau E7 thì về Am) và thường dùng cặp hợp âm này ( G7 – C  hoặc E7 – Am) ở cuối đoạn nhạc hay cuối bài

 

 

-       Khi tạo hợp âm 7, nên nhớ là nốt ở bậc 7 này phải cách chủ âm 1 cung . Thí dụ: C7 gồm Do-Mi-Sol-Sib >>> chứ không phải Si vì Si cách Do chỉ có nửa cung .

 

 

 

Ghi chú: Sau này khi đi vào thể nhạc blues thì các bạn sẽ thấy rằng tất cả các hợp âm căn bản đều được chuyển thành hợp âm 7 (chứ không chỉ hạn chế ở những hợp âm bậc 5 như đã nói trên).  Hợp âm 7 là loại hợp âm rất thông dụng trong những thể nhạc trẻ hiện đại và có rất nhiều loại như Major 7th, Minor 7th, Minor/major 7th, Major 7th flat 5th, Major 7th sharp 5th, 7th flat 5th,7th sharp 5th, Minor 7th flat 5th, Diminished 7th v.v... mà chúng ta tạm thời chưa cần bàn đến.

 

 

 

2. Áp dụng hợp âm 7 khi đệm Guitar:

Chúng ta thử áp dụng những gì đã bàn. Tạm thời bỏ qua việc ta có sẵn bản nhạc để phân tích, cũng tạm bỏ qua ca sĩ nhắc chúng ta về giọng. Phần này chúng ta chỉ xét việc dò dẫm hoàn toàn, ca sĩ hát và bạn theo đó để đệm. Cũng tạm bỏ qua về điệu, cứ coi như mọi bài ví dụ đều chơi rải hợp âm.

Bài Tình Nhớ – Trịnh Công Sơn.

 

Khi người ta vừa hát “Tình ngỡ đã quên đi…” thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Tình nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt La(A). Nhiều bài của Trịnh Công Sơn có chủ âm là thứ, vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là Am (Sai thì mò lại). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm Am – Dm – E. Bạn cũng sẽ biết là Am sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt theo kinh nghiệm hợp âm 7 chẳng hạn. Ví dụ:

 

Am

Tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng,

Dm G C

người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang,

Em (A) Dm

ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều

Em

như từng cơn nước rộng,

E7

xoá một ngày đìu hiu.

Am

Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy,

Dm G C

người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây,

Em (A) Dm

những bước chân mềm mại đã đi vào đời người

Em E7 Am

như từng viên đá cuội rớt vào lòng biển khơi.

(A) G C

*** Khi cơn đau chưa dài thì tình như chút nắng,

Em F

khi cơn đau lên dầy thì tình đã mênh mông,

E7 Am A Dm

một người về đỉnh cao một người về vực sâu,

G F E7 Am

để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo.

 

3. Cách đàn đúng hợp âm:

Tóm lại, khoan bàn tới vấn đề nhịp điệu như slow, boston hay rumba…Để đàn đúng hợp âm bạn cần:

 

- Tìm chủ âm bằng cách nghe người hát nói, phân tích từ bản nhạc, hay dựa vào tai nghe và kinh nghiệm.

 

- Từ chủ âm, dùng một trong hai qui luật 1-6-8 hay 1-4-5 đê tìm ra những hợp âm còn lại. Thêm một vài hợp âm 7 nếu có thể.

 

-  Đặt chủ âm vào đầu bản nhạc. Mỗi ô nhịp thông thường là một hợp âm, luôn đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp.

 

 

 

TƯ VẤN HỌC ĐÀN GUITAR: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)

NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com           - info@giasutainangtre.vn

Website: http://hocguitar.vn

  • Thông tin cùng loại