HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

  • NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI HỌC GUITAR CỔ ĐIỂN (P2)
  • Thông tin chi tiết

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI HỌC GUITAR CỔ ĐIỂN (P2)

#1 Mua Cây Đàn Guitar Cổ Điển Đầu Tiên Của Bạn

 

Chúng ta đang sống trong một “thị trường của người mua” và bạn có thể mua một cây đàn guitar cổ điển chất lượng với giá từ 2 – 3 triệu đồng. Khi bạn tiến bộ và ra khỏi giai đoạn mới bắt đầu, bạn sẽ muốn tìm kiếm các cây đàn có âm thanh và cách chơi tinh tế hơn, nhưng ở thời điểm bây giờ tầm giá này là đủ.

 

 NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI HỌC GUITAR CỔ ĐIỂN (P2)

Bạn cũng nên xem xét cảm nhận của mình khi cầm cây đàn, xem nó có dễ chơi hay không. Đôi khi cần đàn có thể quá cứng, hoặc các dây cách quá xa cần đàn, hay thậm chí chốt chỉnh dây bị kẹt. Đây là những yếu tố có thể thay đổi chút ít giữa các cây đàn guitar khác nhau.

 

 

#2 Phụ Kiện Học Guitar Cổ Điển

 

Dây Đàn

 

Tìm mua dây đàn guitar là một việc đơn giản. Chúng có giá cả phải chăng và rất bền. Cũng giống như cây đàn guitar, dây sẽ ảnh hưởng đến âm thanh bạn tạo ra và việc thử nghiệm các loại dây khác nhau là một trải nghiệm thú vị, nhưng tôi thường khuyên những người mới bắt đầu không nên làm điều này.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI HỌC GUITAR CỔ ĐIỂN (P2)

Có 2 loại dây đàn là dây thường (normal tension) và dây căng (high tension). Cho người mới bắt đầu, tôi khuyên bạn nên dùng loại dây thường. Dây căng sẽ tạo ra nhiều áp lực lên các ngón tay hơn, vì vậy nếu bạn mới chỉ đang làm quen với cảm giác chơi đàn guitar và các ngón tay của bạn bị đau, hãy chọn dây thường.

 

 

Đế Kê Chân

 

Kĩ thuật chơi guitar cổ điển đòi hỏi nâng cần đàn lên cao để có thể làm các thao tác tay mà không làm mỏi cổ tay. Để tăng góc độ của cần đàn, chúng ta phải nâng chân trái lên (nếu bạn chơi đàn bằng tay phải) để đỡ cây đàn guitar, hoặc sử dụng các vật dụng hỗ trợ khác để kê chân.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI HỌC GUITAR CỔ ĐIỂN (P2)

Đế kê chân là phương pháp được hầu hết mọi người sử dụng từ thế kỉ 20 tới nay. Nó là một thiết bị đơn giản có thể thay đổi chiều cao để hợp với thiết lập của bạn. Vấn đề chính với đế kê chân là nó đòi hỏi bạn phải nâng chân trái lên trong một khoảng thời gian dài, và có thể làm mỏi cơ lưng của bạn. Mặc dù hoàn toàn vô hại trong thời gian ngắn, nhưng nếu được sử dụng nhiều giờ mỗi ngày, nó có thể gây hại.

 

 

 Bao Đàn

 

Đúng vậy, cây guitar cổ điển của bạn cần có bao đàn. Nó sẽ giúp tránh được từ những vết trầy xước nhỏ đến những lỗ thủng trên thùng đàn. Nếu cây guitar của bạn sẽ chỉ để ở nhà, và bạn không có kế hoạch mang nó đi đâu, một chiếc bao đàn đơn giản với miếng đệm nhẹ ở trong là đủ. Nếu bạn định mang cây đàn của mình lên các phương tiện giao thông công cộng (bất kì loại nào), tôi khuyên bạn nên mua một bao đàn cứng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI HỌC GUITAR CỔ ĐIỂN (P2)

Một điều hay về bao đàn guitar cổ điển là chúng có thể dùng cho nhiều cây guitar khác nhau. Không như các cây guitar điện và guitar acoustic có rất nhiều hình dạng, guitar cổ điển có kích thước và hình dạng khá đồng đều.

 

 

Máy Lên Dây

 

Phổ biến nhất là máy lên dây dạng kẹp (clip-on tuner) mà bạn có thể mua được dễ dàng ở bất kì cửa hàng nhạc cụ nào. Một lựa chọn khác là ứng dụng lên dây trên điện thoại thông minh.

 

 

#3 Tư Thế Ngồi

 

Để học guitar cổ điển, bạn phải giữ cần đàn ở một góc cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bạn dễ dàng với tới các phím đàn cũng như cho phép tay phải đánh vào các dây đàn theo một góc.

 

Nếu bạn là người thuận tay phải, đặt chân trái lên đế và đặt cây đàn guitar lên chân trái. Từ đó cần đàn sẽ được đưa sang bên trái nhiều hơn và được nâng lên cao hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng với tới tất cả các phím trên mặt cần đàn.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI HỌC GUITAR CỔ ĐIỂN (P2)

Tôi không muốn đặt một quy tắc chuẩn mực nào, và hoàn toàn cởi mở với các biến thể mà mọi người nghĩ ra. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên bắt đầu với cách học guitar cổ điển này trong ít nhất 6 tháng trước khi chuyển sang bất kì tư thế nào khác mà bạn thấy cần thiết.

 

 

#4 Dùng Móng Hay Không Dùng Móng?

 

Kĩ thuật guitar cổ điển hiện đại kết hợp giữa phần móng và phần thịt của ngón tay để tạo ra âm thanh. Móng tay cần phải được tạo hình và đánh bóng để âm thanh phát ra rõ ràng và linh hoạt. Đại đa số các nhạc công guitar cổ điển sử dụng móng tay phải của họ như là một kĩ thuật chơi đàn và tôi hoàn toàn ủng hộ điều này.

 

Đôi khi, vì công việc hoặc vô vàn lý do khác, bạn không thể để móng tay. Điều này hoàn toàn ổn, bạn vẫn có thể học guitar cổ điển. Trên thực tế, nhiều người thích âm thanh tạo ra mà không cần móng, và họ thích tận hưởng cảm giác kết nối giữa phần thịt và dây đàn. Việc sử dụng móng tay để chơi guitar cổ điển bắt đầu từ khoảng thế kỉ 19, vì vậy rất nhiều bản nhạc mà bạn sẽ học đều được chơi bằng đầu ngón tay trong phiên bản gốc của chúng.

 

 

#5 Chấn Thương Và Đau Nhức

 

Tất cả chúng ta đều có những thách thức về cơ thể, đó là vấn đề về thích nghi và thỏa hiệp để tìm ra cách chơi tốt nhất cho bạn.

 

 

Có rất nhiều người hỏi liệu học guitar cổ điển có khả thi với họ không khi họ đang phải gặp phải vấn đề với (…). Câu trả lời cho hầu hết các trường hợp này là có. Viêm khớp, bong gân, đau lưng… và nhiều loại bệnh khác. Điều quan trọng là phải cân nhắc kĩ lưỡng về cơ thể mình, và sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh cá nhân.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ KHI HỌC GUITAR CỔ ĐIỂN (P2)

Một số cách để “thỏa hiệp” với cơ thể mình mà tôi đã dùng trong quá khứ bao gồm:

 

Sử dụng móng gảy (pick) cho tay phải khi bị bong gân ngón tay.

 

Sử dụng móng tay giả nếu móng tay dễ bị gãy. 

 

Bỏ một số nốt nhất định trong bản nhạc vì không thể giãn tay đủ dài.

 

#6 Móc Dây Và Ép Dây

 

Sau một khoảng thời gian học guitar cổ điển, bạn sẽ thấy rằng, giống như một cây cọ của người họa sĩ, sẽ có nhiều kiểu đánh đàn bằng tay phải phù hợp cho nhiều yêu cầu về âm thanh khác nhau. Trong giai đoạn mới bắt đầu học guitar cổ điển, người ta thường chia các kiểu đánh đàn này thành 2 loại rộng: móc dây và ép dây.

 

Móc dây (free stroke): Ngay sau khi gẩy một sợi dây đàn, ngón tay gẩy đàn được đặt lơ lửng bên trên dây đàn kế tiếp theo hướng gảy.

 

Ép dây (rest stroke): Ngay sau khi gẩy một sợi dây đàn, ngón tay gẩy đàn được đặt lên trên dây đàn kế tiếp theo hướng gảy.

     

Kĩ thuật móc dây được sử dụng trong hầu hết các bản nhạc guitar cổ điển, và ép dây được sử dụng cho các yêu cầu cụ thể và nâng cao hơn. Vì vậy, kĩ thuật móc dây nên được xem trọng trong bài học cho người mới bắt đầu.

 

Với những người mới học guitar cổ điển, kĩ thuật ép dây thường dễ học hơn, vì vậy bạn có thể sẽ muốn học nó trước. Tuy nhiên kĩ thuật móc dây sẽ trở nên khó hơn nếu bạn đã học ép dây trước, và nó có thể làm cho các học viên hình thành thói quen xấu cho thế tay bên phải.

 

TƯ VẤN HỌC ĐÀN GUITAR: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)

NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com           - info@giasutainangtre.vn

Website: http://hocguitar.vn

  • Thông tin cùng loại