CẢM XÚC - ĐIỀU CHỈNH BẰNG ÂM NHẠC
Âm nhạc không chỉ phục vụ cho con người về sở thích cá nhân, nhu cầu giải trí, thể hiện cá tính (đàn, hát, nhảy) mà còn có một chức năng quan trọng khác: điều chỉnh tâm lí – cảm xúc. Nó có tên khoa học là Liệu pháp âm nhạc (Music Therapy).
- Thông tin chi tiết
CẢM XÚC - ĐIỀU CHỈNH BẰNG ÂM NHẠC
Âm nhạc không chỉ phục vụ cho con người về sở thích cá nhân, nhu cầu giải trí, thể hiện cá tính (đàn, hát, nhảy) mà còn có một chức năng quan trọng khác: điều chỉnh tâm lí – cảm xúc. Nó có tên khoa học là Liệu pháp âm nhạc (Music Therapy).
Và trong bài này, TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ sẽ giới thiệu về liệu pháp không tưởng nhưng mang lại hiệu quả rất tốt trong cách âm nhạc được sử dụng để tự điều chỉnh cảm xúc cho trẻ nhỏ.
Liệu pháp âm nhạc (Music Therapy) là gì ?
Âm nhạc trị liệu là việc sử dụng âm nhạc (nhịp điệu, giai điệu, hòa âm, tiết tấu…) trong mối quan hệ trị liệu để duy trì, phục hồi hoặc cải thiện cảm xúc, nhận thức, cơ thể và sức khỏe tinh thần.
Âm nhạc trị liệu có 2 hình thức:
+ LPAN tích cực chủ động (hát, di chuyển theo điệu nhạc, viết bài hát và chơi các nhạc cụ)
+ LPAN tiếp thụ (nghe, cảm nhận và tưởng tượng). Trong LPAN tiếp thụ, mô hình nổi tiếng nhất thế giới là phương pháp của Helen L. Bonny: Âm nhạc và tưởng tượng có hướng dẫn (Guided Imagery and Music -GIM).
Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Frontier in Human Neuroscience, người ta đã tìm ra 3 lý do tại sao âm nhạc có thể là một cách hiệu quả trong việc giải quyết các nhu cầu liên quan đến cảm xúc ở trẻ mầm non:
- Lý do 1: Âm nhạc có sự phát triển phù hợp
- Lý do 2: Có sự kết nối giữa âm nhạc, cảm xúc và kích thích sinh lý, ngay cả ở trẻ sơ sinh
- Lý do 3: Âm nhạc được sử dụng trong sự tương tác của người chăm sóc trẻ
Dưới đây là 3 cách thông dụng, dễ thực hiện để bước đầu giúp bạn lên kế hoạch luyện tập cho trẻ ngay từ khi còn trong độ tuổi đi học:
1. Chuyển tiếp âm nhạc
Trong cuộc sống, chúng ta luôn có sự chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ môi trường này sang môi trường khác hay cả công việc này sang công việc khác. Trẻ nhỏ cũng vậy, một ngày của trẻ thường sẽ được chuyển tiếp từ ngủ dậy sang thức dậy chuẩn bị đi học, từ nhà đến trường học, từ lớp học này sang lớp học khác,… Việc một đứa trẻ trong xã hội hiện đại phải hoạt động, chuyển đổi liên tục sẽ giúp cho các em có một nguồn năng lượng tạo ra sự năng động. Và chúng ta có âm nhạc giúp cho sự chuyển tiếp ấy được diễn ra nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn:
Một, chơi nhạc nền để thay đổi môi trường của không gian và tạo ra một tâm trạng bình tĩnh hơn. Với mỗi hoạt động, không gian mới, trẻ cần có khoảng thời gian ngắn để làm quen và tiếp nhận, việc này sẽ giúp cho trẻ học tập và vui chơi hiệu quả hơn. Bạn hãy chọn nhạc có tiết tấu, nhịp chậm, cường độ nhẹ nhàng, âm thanh trong trẻo, đẹp đẽ trong khoảng 5 – 7 phút trong thời gian chuyển tiếp.
Hai, tạo ra những ca khúc quen thuộc, đặc trưng cho từng hoạt động, môi trường. Bạn có thể cho bé nghe một bài hát khi đánh thức bé dậy, khi chúc bé ngủ ngon, khi chơi với bé. Những bài hát có giai điệu đơn giản âm thanh dễ nhớ giúp mỗi khi nhạc được bật lên là bé nhớ ngay đến hoạt động nào.
2. Chơi nhạc
Chúng ta đều biết trẻ em rất thích chơi, vậy tại sao ta không kết hợp vừa chơi vừa học để mang lại hiệu quả tốt nhất để trẻ thẩm thấu âm nhạc ? Những năm gần đây việc học nhạc ngày càng trở nên quan trọng, nó được xem là một phần cần có trong cuộc sống hiện đại, khi mà kĩ năng con người không còn giới hạn trong việc học chính quy mà còn mở rộng ở những kĩ năng mềm, tài lẻ. Nếu trẻ em ngay từ đầu có dịp tiếp xúc với âm nhạc thì khả năng tiếp thụ những hiệu quả từ âm nhạc mang lại là rất cao.
Trẻ cười, nói chuyện, giao tiếp và học thông qua cách chơi. Hơn thế, thông qua chơi nhạc, cảm xúc của trẻ sẽ được tác động và tạo nên ảnh hưởng nhất định. Khi chơi nhạc trẻ sẽ khám phá âm thanh, làm quen với nhịp điệu và những giai điệu rộn ràng hay sâu lắng. Chính lúc chơi nhạc trẻ sẽ trực tiếp cảm nhận, cảm thụ âm nhạc theo cách riêng.
Trẻ sẽ có thời gian tự mình nghiền ngẫm, suy nghĩ về giai điệu, ca từ, từ đó giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn, bình tĩnh. Cha mẹ có thể dạy con hát những bài hát trẻ thích, những bài hát vui vẻ mang giai điệu tươi vui, trong sáng, sôi nổi. Cả gia đình bạn có thể vừa chơi nhạc vừa hát và nhảy múa theo điệu nhạc. Điều đó chắc chắn không những giúp trẻ học nhạc một cách thật vui mà còn tạo ra những khoảnh khắc kỉ niệm ý nghĩa nữa.
3/ Sử dụng âm nhạc để mang lại sự bình tĩnh
Bạn có biết khi trẻ căng thẳng, tức giận hay cả nhõng nhẽo đều không thể bình tĩnh và làm chủ cảm xúc dù bạn có nói cỡ nào thậm chí cả la mắng, tất cả chỉ làm cảm xúc trẻ thêm hỗn loạn lên thôi.
Cảm xúc ảnh hưởng rất mạnh đến lối suy nghĩ và hành động. Nó có thể thúc đẩy bạn làm điều tốt lẫn điều xấu, và với trẻ cũng vậy. Những lúc đó âm nhạc sẽ giúp bạn, hãy hát hoặc bật những giai điệu êm dịu, tiết tấu chậm lại để mọi thứ lắng xuống. Việc nghe nhạc trong lúc này vô cùng có ích cho mối quan hệ giữa bạn và bé, bài hát sẽ chuyển hướng tập trung và làm giảm sinh lý, những cảm giác nóng nảy, tức tối, khó chịu. Nó gợi nhắc cho bé về sự liên hệ với cha mẹ, giúp bình tĩnh cảm xúc nhanh hơn và mang lại không gian yên bình.
Với 3 ý tưởng đề xuất ở trên, TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ hi vọng cha mẹ sẽ linh hoạt trong việc sử dụng âm nhạc như một phương pháp điều chỉnh cảm xúc trẻ và “kết bạn” cùng con.
TƯ VẤN HỌC ĐÀN GUITAR: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com - info@giasutainangtre.vn
Website: http://hocguitar.vn
- Thông tin cùng loại